Viet NamEnglish (United Kingdom)
TIN TỨC NỔI BẬT
HỒ SƠ BIỂU MẪU

THĂM DÒ Ý KIẾN
Thăm dò ý kiến khách hàng
 
THỐNG KÊ TRUY CẬP
mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay100
mod_vvisit_counterTất cả570760

Hiện đang online : 4

PostHeaderIcon Cai “NGHIỆN” cho bé

Cai “NGHIỆN” cho bé
Phải nói rằng bệnh "nghiện" ở đây không phải là nghiện đồ ăn thức uống mà là nghiện các thiết bị công nghệ cao như nghiện tivi, nghiện máy tính, nghiện chát, nghiện trò chơi điện tử, nghiện điện thoại di động, nghiện các thiết bị giải trí,... dẫn đến không làm chủ được bản thân và phát sinh bệnh tật. Đặc biệt là bệnh biếng ăn, biếng học và nhiều tác hại mang tính tiêu cực dây chuyền khác.

 

Nghiện máy tính

Dấu hiệu thường thấy là dành quá nhiều thời gian trước màn hình, thậm chí có đến vài giờ mỗi ngày. Theo nghiên cứu thì trẻ nhỏ nếu dành trên 1 tiếng/ngày cho vi tính được xem là nghiện. Nguyên nhân có nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là để khám phá, chơi game, vào mạng tán gẫu bạn bè, do bạn bè rủ rê,...

Cách khắc phục: Theo các chuyên gia giáo dục thì trẻ em hiện nay đang lớn lên và phát triển cùng với các phương tiện truyền thông vì vậy việc cấm trẻ tiếp cận với phương tiện này là không nên, điều quan trọng là phân tích để trẻ hiểu, chỉ nên chơi với thời gian thích hợp, khoảng 1 tiếng/ngày, hạn chế tiếp cận với nhóm bạn bè xấu và dùng các phương tiện an ninh để ngăn ngừa không cho phép truy cập vào những trang web không phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tăng cường giao tiếp cộng đồng, sử dụng các phương pháp giáo dục khác để cuốn hút trẻ, tách chúng ra khỏi phương tiện truyền thông hấp dẫn này.

 

Nghiện điện thoại di động (ĐTDĐ)

Giống như máy tính, rất nhiều trẻ nhỏ hiện nay sở hữu và sử dụng ĐTDĐ. Ví dụ tại Anh có tới 65% trẻ từ 8-15 tuổi sử.Ngoài cái được ai cũng rõ thì ĐTDĐ cũng gây ra nhiều tai hại: làm tăng tính tôn thờ vật chất, ganh đua, vừa tốn tiền lại gây tính nghiện, làm giảm lực học và dẫn trẻ mắc phải nhiều căn bệnh nghiện khác. Riêng việc mang dụng ĐTDĐ bên người còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bởi mức độ phát xạ.

Cách khắc phục: Trước tiên là hạn chế việc trang bị ĐTDĐ cho trẻ nếu như thấy không cần thiết. Dạy trẻ cách làm quen và sử dụng phương tiện này ngay từ khi còn nhỏ, chỉ cho phép trẻ liên lạc với những số điện thoại quen biết, ví dụ như điện thoại của bố mẹ, anh em gia đình, thầy cô giáo hoặc những số điện thoại cấp cứu khi cần thiết, Khuyên trẻ không nên gọi và trả lời hoặc cho số máy điện thoại của gia đình đối với những người lạ và cuối cùng là chỉ dẫn trẻ để chúng hiểu những cái lợi cái hại từ việc sử dụng phương tiện truyền thông này.

 

Nghiện xem phim

Xếp thứ ba trong danh sách là nghiện xem phim, có trường hợp bỏ ra hàng giờ để xem phim ma, phim hành động hoặc phim hoạt hình, thậm chí cả những phim dành cho người lớn.Chính vì nghiện đã phát sinh ra nhiều căn bệnh nan y, như bệnh béo phì, bệnh lười học, thay đổi cá tính, hiếu chiến, tò mò muốn bắt chước những cảnh trong phim và quan trọng hơn là nó cướp đi thời gian học hành của trẻ, làm giảm kết quả học tập và phát sinh tính lười biếng.

Cách khắc phục: Tại Anh người ta đã tiến hành phân loại phim và tuỳ theo từng độ tuổi người ta mới cho phép trẻ xem. Ví dụ như phim Uc là phim phù hợp tất cả cho trẻ nhỏ, nhất là nhóm dưới 5 tuổi, hoặc phim U chỉ phù hợp cho nhóm tuổi lớn vì nó có đề cập đến các vấn đề về xã hội nhưng lại không gây nguy hiểm làm tăng tính thù địch, sex hay sử dụng ma tuý,... hoặc phim 12 chỉ trên video và DVD dành cho nhóm trẻ 12 tuổi trở lên.

 

Nghiện tivi

Xem tivi là thói quen của mọi gia đình, mọi lứa tuổi nhưng nếu nghiện, dành quá nhiều thời gian cũng gây phản tác dụng nhất là nhóm trẻ nhỏ, tuổi teen,  làm giảm thời gian chơi bời, tiếp xúc cộng đồng, hạn chế tính sáng tạo, phát sinh béo phì dưa thừa trọng lượng, gây ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách ở trẻ.

Cách khắc phục: Hạn chế thời gian xem mỗi ngày, chỉ cho trẻ xem những chương trình nhất định phù hợp với độ tuổi của trẻ, không nên trang bị TV trong phòng của trẻ, nếu có thời gian nên xem cùng trẻ, không nên dùng TV để làm phương tiện giải trí cho trẻ nhỏ, hãy thay bằng những phương pháp hoạt động khác.

Nghiện Internet

Việc truy cập Internet quá nhiều đã dẫn đến nhiều thảm hoạ đối với trẻ, không chỉ tốn tiền, tốn thời gian mà còn làm cho việc học hành suy giảm. Thực tế có đứa trẻ nghiện Interrnet đã bị tử vong ngay trên bàn. Nghiện Internet khác với nhóm nghiện máy tính tại gia, những con nghiện này thường lấy trộm tiền gia đình để trốn vào những quán chát để chơi, thậm chí còn nói dối cha mẹ, bỏ học ở trường để đi chơi.

Cách khắc phục: Cho đến nay chưa có bất kỳ một tiêu chuẩn nào để bảo vệ trẻ trước trào lưu này mà người ta mới chỉ có những phương pháp mang tính phòng ngừa ví dụ như giáo dục trẻ để chúng hiểu được cái lợi cái hại của nó từ đó giúp trẻ tiếp cận theo mức độ thời gian hợp lý. Tiếp đến là đưa ra những quy định cụ thể để bảo vệ trẻ trước sự tấn công từ những thứ văn hoá đồi truỵ đang lưu hành trên mạng; không nên tiết lộ thông, địa chỉ gia đình, cá nhân cho những người lạ; nếu có vấn đề bất trắc cần thông báo cho bố mẹ biết; không gửi ảnh của bản thân, bố mẹ cho những đối tượng lạ, không trả lời những tin nhắn vớ vẩn, duy trì từ mật khẩu, không hứa hẹn trực tuyến với người lạ, nhất là khác giới, hoặc đi chơi với những người này, không được dowload phần mềm, chương trình mà chưa có sự cho phép của cha mẹ. Riêng các bậc cha mẹ không nên chiều con cho con tiền để đi chơi điện tử, nên phối hợp với nhà trường để quản lý chặt chẽ quỹ thời gian ở nhà, trên lớp cũng như thời gian học thêm, khuyên con cái nên tiếp cận với những cái hay cái đẹp, nhất là trong cách giao tiếp xã hội và quan hệ bạn bè.

Khắc Nam (Theo Net/ GK)

 

PostHeaderIcon Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé
Chỉ cần cắt những dải giấy dài, dán cuộn tròn và trang trí đôi chút, bạn đã có thể mang tới cho bé những người bạn đồ chơi bằng giấy hết sức dễ thương đấy!

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

- Giấy màu nhiều màu

- Bút, thước, kéo, hồ dán.

Thực hiện:

Bước 1: Làm thỏ giấy:

- In mẫu bên ra giấy trắng, phóng to/nhỏ tùy ý. Nét đứt trên hình mẫu chỉ dẫn bạn gập nếp giấy tại đó.

- Cắt mẫu giấy, phần đế hồng bạn có thể tự tô màu hoặc áp mẫu giấy lên giấy hồng để cắt theo.

- Mỗi dải giấy bạn dán dính đầu cuối vào với nhau để được hai hình tròn to nhỏ khác nhau. Phần tai thỏ được gấp nếp tại đường thẳng có nét đứt đã in, lòng tai thỏ được tô hồng hoặc dán giấy hồng cho sinh động.

- Dán vòng tròn giấy to vào đế giấy hồng, dán vòng tròn giấy nhỏ lên trên vòng tròn giấy to, dán tai thỏ lên trên cùng.

- Vẽ mũi và râu thỏ, dán mắt thú nhựa hoặc vẽ đều được.

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Bước 2: Làm gà con bằng giấy:

- In mẫu bên ra giấy màu vàng, phóng to nhỏ tùy ý, phần mỏ và đế giấy in trên giấy màu cam.

- Cắt theo mẫu in, đường thẳng nét đứt được gập lại tạo nếp.

- Hoặc bạn in toàn bộ mẫu trên giấy trắng rồi áp mẫu lên giấy màu cắt theo.

- Dán các vòng tròn giấy tương tự như làm thỏ giấy ở bước 1. Nhưng thay vì dán tai, bạn dán mỏ đã gập vào giữa vòng tròn nhỏ phía trước, dán hai cánh đã gập vào hai bên vòng tròn lớn, chỗ gần tiếp giáp giữa hai vòng tròn. Cuối dùng bạn dán hoặc vẽ mắt cho gà con nhé!

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé


Bước 3: Làm chim giấy:

- In mẫu bên ra giấy màu xanh lam. Riêng hình thoi làm mỏ in trên giấy đỏ hoặc áp mẫu giấy in thông thường lên giấy màu đỏ để cắt theo.

- Cắt mẫu in và gập nếp giấy tại đường thẳng nét đứt đã in. Chú ý ở hai dải giấy dài bạn cắt hai khe cẩn thận kẻo cắt đứt cả dải giấy vì đường khe ngắn.

- Dán một dải giấy thành hình tròn, dải dài còn lại gài hai đuôi giấy vào nhau tại khe giấy đã cắt, gập nếp cho phần cánh và mỏ.

- Dán phần đầu lên trên thân, dán mỏ chim và cánh chim. Dán hoặc vẽ mắt cho chim.

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Nếu bé thích cầm chơi hơn là để ngắm nhìn, bạn hãy dán những người bạn giấy đáng yêu này vào những que nhỏ cho bé cầm.

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Những người bạn giấy này trông như những bạn tò he làm bằng giấy cuộn vậy, thật sinh động:

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Không ít người từ cho mình là vụng về, không đủ khéo léo để tự làm đồ chơi cho con. Nhưng thực ra chỉ là bạn có muốn làm điều đó hay không, và có tin là những thứ đơn giản nhất có thể làm bé vui hay không. Với mẫu cắt dán siêu đơn giản thế này, lại có mẫu in sẵn, hẳn là bạn không có lý do gì để nói “không” với việc tạo cho bé những người bạn đồ chơi giấy dễ thương đến thế:

Đồ chơi bằng giấy sinh động, đẹp mắt mẹ làm cho bé

Cách làm đơn giản và rất nhanh ra thành phẩm, chúc bạn thành công nhé!

 

PostHeaderIcon 7 mẹo hay giúp phụ huynh dạy con biết vâng lời

7 mẹo hay giúp phụ huynh dạy con biết vâng lời

Đọc thêm...

 

PostHeaderIcon 4 lỗi cha mẹ thường gặp khi phê bình con

4 lỗi cha mẹ thường gặp khi phê bình con

Phê bình con làm sao để bé nghe lời và rút kinh nghiệm cũng là cả một nghệ thuật.

 

Đọc thêm...

 
Các bài viết khác...
VIDEO CLIP


Get the Flash Player to see this player.

time2online Joomla Extensions: Simple Video Flash Player Module
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Cơ sở 1: Tổ 2 - SĐ - LB - HN. Cơ sở 2: ngõ 114 - tổ 18 - SĐ - LB - HN
Tel 1: (04) 36740966
Tel 2: (04) 36741136

Call
 
LIÊN KẾT WEBSITE
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH